Chuỗi đàn hương - ngàn năm mặc niệm, sực nức mùi hương

Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa thể lĩnh hội hết sự sâu xa huyền bí của bài thơ thiền mà Đại Huệ Tông Cảo đã viết từ 10 thế kỷ trước:

"Phật tổ hữu mật ngôn, hữu thuyết tức bất mật
Mật thiền họa ngô chân, mật ý dĩ lậu tiết
Như tích chiên đàn hương, phiến phiến thể phi biệt
Mật ý tại kỳ trung, mật diệc như thị thuyết"

(Đại Huệ Tông Cảo)

Điều đặc biệt trong bài thơ trên là thiền sư Tông Cảo có nhắc đến "chiên đàn hương" và ông dùng nó để ví với sự uyên áo, vô ngôn của nhà Phật:
"Như phân tách chiên đàn hương thì mỗi phần đều không có gì khác biệt - Bí mật là ở trong đó, không nói cũng chính là nói"
Vậy, hương chiên đàn là hương gì và nó có mối quan hệ như thế nào với Phật giáo?

Hương đàn hương, từ cửa từ bi đến thềm thư các
Bây giờ, mời bạn cùng tôi bước vào cánh cửa của tôn giáo và thi ca, để thấy trong đó có một loài cây đặc biệt khác thường: cây Đàn hương.
Người ta vẫn biết rằng cây Đàn hương trong Phật giáo được gọi là cây chiên đàn. Nhưng "chiên đàn" có nghĩa là gì?
Vâng, "chiên đàn" chính là "mang lại cho mọi người niềm hạnh phúc". Ý nghĩa phổ tế này được minh chứng qua nhiều câu chuyện Phật giáo, từ việc ngợi ca công dụng chữa bệnh của cây cho đến hương thơm thanh tẩy bụi trần. Và, chắc hẳn bạn cũng không ngạc nhiên khi biết rằng trong kho tàng tư liệu Phật giáo, từ những bộ kinh lớn như Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Cú, Kinh Tăng Chi Bộ... cho đến những câu chuyện về các vị tổ sư và gần hơn là những bài giảng của lão pháp sư Tịnh Không...; tất cả đều ít nhiều có nhắc đến đàn hương. Và một lần nữa, ta có thể khẳng định rằng đàn hương, trầm hương và đinh hương chính là bộ ba không thể thiếu trong thực hành Phật giáo.

Không chỉ tạo nên cảm giác thiền định của trí tuệ, hương đàn hương còn chuyển hóa năng lượng thành sự thăng hoa tích cực, giúp con người nương theo mùi hương ngọt dịu và dễ dàng dẫn nhập vào con đường khai mở "con mắt thứ ba" - con mắt trí tuệ.

Nói cách khác, đàn hương gắn liền với thiền và ý nghĩa cao siêu của nó thì không phải ai cũng thấu triệt được.

"Cữu chúc đàn hương tam trúc lộ
Nhất quan âm dưỡng bách thiên tăng"

(Triệu Dực)

Và còn bao nhiêu bài thơ viết về đàn hương đầy uyên thâm khác nữa!
Tất cả những điều nêu trên đã cho thấy rằng: không chỉ các nhà sư mà các nhà thơ cũng rất mến chuộng đàn hương. Nói không xa, ở nước ta, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng là Miên Thẩm cũng nhắc đến đàn hương trong một bài thơ mà bản dịch của nó đa phần đều chưa rõ nghĩa. Mãi cho đến khi đem góc nhìn Phật giáo để soi chiếu, tinh thần thực sự của bài thơ mới hiện ra:

"Cây chiên đàn tuyệt hảo
Hương thơm hơn mọi loài
Hận vì thiên tính lạ
Chuộng đức hạnh mà thôi"

Ở đây, câu thơ cuối của bài thơ "Chỉ tại nghịch phong văn"  không thể dịch thành "Ngược gió mới nồng hương" được! Bởi vì, có mùi hương nào lại bay ngược gió đâu! Chỉ có mùi hương của đức hạnh, nói theo Kinh Pháp Cú thì mới là thứ hương có thể bay ngược gió (ngược gió đời tức là ngược với thói đời!). Và đây - họa chăng mới là điều mà Miên Thẩm muốn gửi gắm: cây chiên đàn (ta đây) bản chất hơn người, chỉ tiếc là đã trót mang cái thiên tính khác người nên không đua chen theo thói đời mưu cầu danh lợi, chỉ chuộng con đường đức hạnh mà thôi!

Chính vì sự gắn bó mật thiết với Phật giáo mà từ chuỗi hạt cho đến quyền trượng, từ tượng Phật cho đến nhang hương, nến sáp... tất cả đều đã được thử nghiệm với chất liệu đàn hương.

Đàn hương - chuỗi thơm tốt nhất trong thực hành Phật giáo
Không kể đến pho tượng gỗ đàn hương nặng 100 tấn được ghi danh vào kỷ lục Guiness thế giới;
Không kể đến những khối ngọc tỷ - ấn triện hoàng gia làm từ chất liệu đàn hương...,

Nếu phải lấy một vật thể vừa đại diện cho tinh thần Phật giáo lại vừa gần gũi với chúng dân thì vâng, không gì tốt hơn chính là chuỗi hạt. Với người bình dân, chuỗi hạt là phương tiện kết nối để sau những lúc tranh đấu nhọc nhằn, con người ta có thể tựa vào tâm linh mà an ủi. Còn với người hành đạo, chỉ một xâu chuỗi để tụng niệm nhưng thiên biến, vạn biến cũng từ đó mà ra!
Nhưng vì sao lại là chuỗi đàn hương?
Bạn biết đấy, khác với hương trầm hướng nội, lẩn quất vào bên trong, hương đàn hương có tính ấm và phát tán ra bên ngoài. Trong tôn giáo, phong thủy cũng như y học; chuỗi đàn hương được biết đến với nhiều phẩm chất như:
 Là phẩm vật phong thủy tốt lành.
 Mang lại hiệu ứng thư giãn tuyệt vời.
 Làm dịu sự phiền muộn, lo lắng, khiến người đeo cảm thấy yên bình.
 Hương thơm tự nhiên tốt cho phổi, giúp dễ ngủ và tăng sự gợi cảm.
 Mùi thơm chính khí giúp xua đuổi tà khí, côn trùng.
 Hương thơm ngọt bền mang lại cảm giác được an ủi, vỗ về.
 Mỗi lần tụng kinh, niệm chú, tay lần chuỗi đàn hương là mỗi lần cảm nhận được sự tốt lành từ mùi hương êm dịu.


Bây giờ, bạn hãy nghĩ xem, nếu có một loại dầu thơm tỏa hương tự nhiên suốt nhiều năm liền mà không cần phải thoa sức thì sẽ thế nào nhỉ?
Vâng, mang chuỗi đàn hương trên tay thì có khác chi một chai dầu thơm tự nhiên quanh năm thơm ngát!
Và cuối cùng, điều làm người ta thích nhất ở chuỗi đàn hương chính là vào cái giây phút bạn không ngờ nhất thì nó lại tỏa hương thơ thới.
Phải chăng, đó cũng như giây phút mà người ta bắt đầu đốn ngộ và tinh tấn hành trì!

Chiên đàn trong cõi ta bà
Giúp người thoát tục xứng là thiên hương!

Hương của thiên hương, hương của chiên đàn cũng chính là hương của niềm hạnh phúc – ngọt ngào, lan toả, đắm say!

Tác giả: Tân Di

Được đăng vào

Bài viết liên quan

Viết bình luận