Thangamuthu 70 tuổi, là một người nông dân từ Moonampalli. Ông mang trong mình một quyết tâm và nó đã mang lại cho ông lợi nhuận. Bằng cách trồng cây gỗ Đàn Hương trên bốn mẫu đất nông nghiệp của mình, ông hiện trở thành tấm gương cho những người nông dân trong vùng.
Theo cơ quan lâm nghiệp, Thangamuthu là nông dân duy nhất trong tiểu bang đã trồng rộng rãi gỗ Đàn Hương. Ban đầu, ông phải vượt qua sự phản đối của một bộ phận nông dân và đối phó với nỗi sợ hãi đối với những kẻ buôn lậu gỗ đàn hương. Sau những năm làm việc chăm chỉ, Thangamuthu có được thành quả ngày hôm nay. Ông nói điều này sẽ không thể xảy ra nếu không có sự hỗ trợ của người vợ 60 tuổi Palaniammal và sự giúp đỡ của các quan chức lâm nghiệp. "Tôi đã trồng cây gỗ đàn hương từ năm 2009 giữa những mối đe dọa từ những người nông dân khác và nỗi sợ của những người buôn lậu gỗ Đàn Hương. Tôi đã chăm sóc chúng và tôi rất vui vì những nỗ lực của mình đã được đền đáp", ông cho biết.
Không giống như những người nông dân khác, Thangamuthu dễ dàng bị thuyết phục để trồng cây Đàn Hương vì nó cần ít công chăm sóc và có thể xen với các loại cây ăn quả và rau màu khác để thu lợi nhuận. "Trong số 12 mẫu đất của trang trại của tôi, tôi dành bốn mẫu đất để trồng cây gỗ Đàn Hương. Các cán bộ lâm nghiệp yêu cầu tôi trồng các loại cây trồng khác cùng với gỗ Đàn Hương, vì cây Đàn Hương cần sự hỗ trợ của các cây khác để phát triển. Vì vậy, tôi đã trồng cây Neem và các loại rau xanh ở giữa những cây Đàn Hương, những cái cây giống như con cái và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để nuôi dưỡng chúng", Palaniammal nói.
Trong số 1.000 cây gỗ đàn hương, Thangamuthu đã mất 200 cây do hạn hán nghiêm trọng. Ông đã cứu 800 cây còn lại với sự hướng dẫn từ các Cán bộ lâm nghiệp.
Các quan chức lâm nghiệp và những người nông dân khác trong vùng luôn coi Thangamuthu như một câu chuyện thành công trong việc trồng Đàn Hương mặc dù đã cao tuổi. Giờ đây, ông đã có một khoản lợi nhuận không hề nhỏ khi về già chính nhờ quyết tâm hơn 10 năm trước của mình.
(Theo Timesofindia)
Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin liên hệ:
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm
Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 035 035 / 0789 150 150
Viết bình luận