Cây Đàn hương được ví như cây "vàng xanh" nhờ giá trị kinh tế cao mà nó mang lại. Vậy ở Việt Nam có thể trồng Đàn hương tại những vùng nào? Kỹ thuật trồng - chăm sóc Đàn hương ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu trồng đàn hương
1.1. Đất đai
Đặc điểm của các vùng đất có thể trồng đàn hương:
- Đất phẳng hoặc có độ dốc nhẹ.
- Có lẫn đá, sỏi bên dưới hoặc tầng dưới có nhiều đá.
- Thoát nước tốt
Đàn hương trồng thích hợp ở độ cao <1.800m so với mặt nước biển. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc và đàn hương vẫn phát triển tốt.
1.2 Điều kiện khí hậu và lượng mưa
1.2.1. Nhiệt độ
Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 10 - 40°C.
Nhiệt độ thấp hơn 10°C cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 0°C. Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Nếu nhiệt độ xuống -3°C đến -5°C đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vệ giúp cành lá không bị rét hại. Nhiệt độ dưới -10°C và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của đàn hương.
Vì vậy, vùng thích nghi phát triển đàn hương là vùng có nhiệt độ tối thấp. Tích ôn nhiệt độ bình quân ngày ≥ 10°C, đảm bảo thỏa mãn điều kiện nhiệt độ trồng đàn hương.
1.2.2. Ánh sáng mặt trời
Đàn hương là cây ưa nắng. Chính vì thế nên trồng đàn hương ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Khi trồng xen với các cây ký chủ cũng cần chú ý cắt tỉa bớt cành để chúng không cạnh tranh ánh sáng mặt trời với đàn hương.
1.2.3. Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của đàn hương từ 600 - 1.600 mm/năm. Nơi trồng đàn hương cần thoát nước tốt, có lượng mưa ít và có một mùa khô trong năm.
1.3. Khoảng cách cây gỗ đàn hương và cây ký chủ
Khoảng cách giữa cây gỗ đàn hương và cây chủ là rất quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng tốt trong toàn bộ vòng xoay của vườn trồng. Khoảng cách tối thiểu của cây đàn hương là 3 m × 6 m hoặc 5 m × 5 m. Với cây ký chủ dài hạn, trồng thưa nhất cũng chỉ cây đến cây là ở vị trí thứ năm trong mỗi hàng. Với những cây đàn hương trồng với khoảng cách 3m, cây chủ sẽ được đặt cách nhau 15m. Nên trồng theo kiểu “bù đắp” để mỗi cây gỗ đàn hương trong vòng 5-6 m có một cây ký chủ dài hạn (xem bên dưới).
Số cây ký chủ giai đoạn ngắn sẽ phụ thuộc vào kích thước của cây chủ dài hạn. Trong ví dụ dưới đây, đậu triều đã được trồng xen kẽ.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đàn hương
2.1. Kỹ thuật đào hố và trồng cây xuống hố
-
Kỹ thuật đào hố
Hố đào tối thiểu là 40cm x 40cm (càng rộng, càng sâu thì càng tốt) rắc 0,2 (200 gram) kg vôi bột xuống quanh hố. Nếu có điều kiện ta phơi đất khoảng 8 – 10 ngày và tiến hành bón lót 8-10 kg phân chuồng hoai mục hoặc các loại phân hữu cơ khác. Trộn đều với đất và lấp đất lại cho đến khi đất trong hố còn cách mặt đất khoảng 10 cm thì đừng lại.
-
Trồng cây xuống hố
Trước khi trồng cây nên kiểm tra độ pH của đất. Nếu độ pH thấp, hoặc cao, ta cần xử lý để độ pH của đất khoảng từ 6 đến 7,5. Khi trồng cây Đàn hương, ta nhẹ nhàng đặt cây vào hố cách mặt đất khoảng 10cm. Sau đó lấy kéo cắt 2 bên túi bầu cây (cũng có thể dùng kéo cắt vòng quanh dưới đáy và sau đó cắt 1 đường bên hông từ trên miệng bầu xuống), loại bỏ túi bầu cây ra và nhẹ nhàng đặt cây vào hố đào, sau đó vun đất chặt lại (nèn chặt vừa phải, không được dùng chân vì có thể dẫm lên rễ hoặc phá vỡ các rễ của cây con). Vun đất để phần đất ở gốc cây cao hơn mặt đất khoảng 5 đến 10cm và choãi theo hình chóp nón ra ngoài để cây thoát nước tốt. Tưới nước nhẹ nhàng quanh gốc cây.
Nên duy trì các cây họ Đậu là cây ký chủ giai đoạn bầu như Lạc dại, rau Rệu…quanh gốc cây. Sau đó trồng 1-2 cây Đậu triều cách gốc cây khoảng 40cm - 50cm. Nếu trồng xen cùng cây ăn quả, cách gốc cây Đàn hương 1,2 m đến 1,5 m ta nên trồng thêm 1 cây ký chủ dài hạn như Phi lao, Keo Cuba, Keo lá tràm, Keo lai, Cẩm hồng, Muồng… để cây Đàn hương không ảnh hưởng đến cây ăn quả. Tuy nhiên cần phải tạo tán tốt và cắt khống chế để cây không cao quá 2m để không ảnh hưởng đến quang hợp của cây Đàn hương.
2.2. Chăm sóc Đàn hương
Không kiểm soát cỏ dại trong vài năm đầu tiên năm của rừng trồng là nguyên nhân chính gây chết và suy cây trồng. Lựa chọn một vùng đất với cỏ dại ít hơn có thể giúp làm giảm các yếu tố đầu vào lao động để kiểm soát cỏ dại. Các vùng đất có nhiều cỏ dại cần phải được dọn dẹp cỏ dại hàng tuần.
Thiết lập đàn hương trong một khu vườn mới dễ dàng kiểm soát cỏ dại trong vườn trồng và gỗ đàn hương có thể được điều khiển cùng một lúc. Trồng đàn hương trong một khu vườn mới sẽ tạo tiền đề cho cây phát triển tốt hơn so với khu vườn cũ, nơi các chất dinh dưỡng trong đất đã cạn kiệt.
Đàn hương cũng cần hấp thu dinh dưỡng từ phân bón trong những năm đầu khi trồng. Theo hướng dẫn, Nitrophoska Blue (hoặc phân hữu cơ tương đương) có thể dùng 25-50 g cho đàn hương lúc 6 tháng, 50-100 g lúc 12 tháng, và 200 g ở 24, 36 và 48 tháng. Phân bón này cần được phân phối đồng đều xung quanh tán cây và không chạm vào thân cây.
Trên đây là điều kiện tự nhiên - khí hâu và phương pháp trồng và chăm sóc đàn hương. Mọi thắc mắc về cây Đàn hương vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Các sản phẩm phát triển từ cây đàn hương của Tập đoàn đàn hương Việt Nam :
Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin liên hệ:
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).
Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 105 105 / 0789 150 150
Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong
Bình luận
Nguyễn ANh TÚ
ttmhue
Hồ Văn Ưng
Đoàn Thành Quân
Bùi Văn lịnh
Quang Ngãi
Hồ Mình Hiếu
Hồ Mình Hiếu
Nguyễn Vĩnh Úy
Nguyễn Vĩnh Úy
Hà Đức Hoàng
Nguyễn Quang Giáp
quang
Vũ Đình Vinhs G
Đinh hưng
le dinh chien
Lê thanh hoang
Nguyễn Đình Chương
Nguyễn Đình Chương
Nguyễn Đình Chương
Nguyễn Đình Chương
Đỗ Thị Nhâm
Ngô Văn Hiền
Nguyên quốc cường
Nguyen phu phong
Admin
NGUYEN THI THU HUONG
Trần Thanh Tùng
Admin
Nguyễn Kim Sáu
Viết bình luận