Dân Ấn Độ kiếm tiền như nước nhờ ...xoài.
- Trái xoài đã trở thành biểu tượng cho giới giàu mới nổi của Ấn Độ. Câu chuyện xuất khẩu trái xoài Ấn Độ cũng là bài học cho những nhà xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ.
Dân Ấn kiếm tiền như nước nhờ xoài
Tại một văn phòng nhỏ gần lối vào chợ Crawford, ông Arvind Morde có vẻ như rất bận bịu. Đang là mùa xoài. Khách hàng liên tục gọi điện tới đặt hàng, người thì muốn chuyển hàng tới Đức, người thì muốn chuyển tới Zubin Mehta, Thụy Sĩ, Singapore…
Ông Morde, 66 tuổi, ghi nhanh lại thông tin khách hàng. Gia đình ông đã bán xoài tại đúng nơi này được 92 năm nay. Và cũng chính từ đó ông Morde hiểu rằng đối với người Ấn Độ thì ở bất cứ đâu họ cũng giành tình cảm đặc biệt cho loại trái quê hương - được dân Ấn mệnh danh là Trái Vua. Người ta thường nói, Ấn Độ chỉ có hai mùa, đó là mùa gió mùa và mùa xoài. Mùa gió khiến đất đai thêm màu mỡ. Còn mùa xoài thì làm sống dậy linh hồn của đất nước Ấn Độ.
Trái xoài tượng trưng cho sự khát khao, tình yêu, sự tranh đua đồng thời cũng là biểu tượng mới cho vị thế của người mới giàu có của nước này. Xoài từ lâu đã trở thành một phương tiện trong giao tiếp. Sức hấp dẫn tuyệt vời của loại quả này không chỉ vì hương vị của nó và còn chính ở sự bấp bênh về nguồn cung. Mùa xoài tại đây chỉ kéo dài khoảng 100 ngày, thường từ cuối tháng Ba đến tháng Sáu, và rất nhạy cảm trước thời tiết. Tình trạng “khủng hoảng xoài” cũng thường xuất hiện.
Tại Mumbai, trung tâm tài chính của Ấn Độ, những vấn đề phát sinh trong mùa xoài liên quan đến giống xoài Alphonso được trồng ở vùng bờ biển phía tây Konkan bởi giá tăng vọt. Thời tiết lạnh giá khiến cho sản phẩm Alphonsos nhỏ hơn và số lượng thì ít hơn. Sự thiếu hụt này thường được giải quyết bằng cách nhập những giống xoài được trồng tại các khu vực khác của Ấn Độ.
Trái xoài đã trở thành biểu tượng mới cho vị thế của người giàu mới nổi của Ấn Độ.
Tuy nhiên, ngành kinh doanh xoài thực chất phụ thuộc vào những yếu tố khác hơn là quy luật cung và cầu. Tại Mumbai, nhiều người chỉ muốn ăn xoài Alphonsos và có thể thậm chí là cảm thấy khó chịu khi người khác khuyên chọn loại khác để thay thế. Tuy nhiên tại thủ đô New Delhi, người dân lại không thích loại xoài này, họ chuộng xoài Bắc hơn. Nói chung, mặc dù xoài là loại trái truyền thống nhưng thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi theo từng khu vực.
Dẫu vậy, xoài đã trở thành biểu tượng cho giới giàu mới nổi tại Ấn Độ. Thường thì trước kia Alphonso và các loại khác không xuất hiện trên thị trường trước mùa xoài. Nhưng hiện nay, người trồng lại tung ra sản phẩm ngay từ tháng Hai với giá trái mùa cao ngất ngưởng, 30 USD/ chục quả so với 9 USD, thậm chí thấp hơn vào giữa mùa. Và những người giàu sẵn sàng bỏ tiền ra thưởng thức loại quả truyền thống này với giá không hề thấp.
Ông Morde cho biết, mỗi năm gia đình ông có thể bán được 10 triệu Rup tương đương 200.000 USD từ xoài. Khách hàng của họ cũng có thể là doanh nghiệp, chính vì thế lựa chọn sản phẩm ngon và đảm bảo chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
“Cứ giống như là đi mua kim cương vậy, bạn phải chọn, sau đó phân ra thành từng loại tùy theo chất lượng” Ông Morde nói.
Việc mở rộng kinh doanh ra quốc tế của gia đình ông Morde diễn ra khá thuận lợi trong những năm qua. Một phần là để đáp ứng nhu cầu của người dân Ấn Độ trên khắp thế giới. Mỗi năm Ấn Độ thu hoạch được khoảng 15 triệu tấn xoài, chiếm đến 40% sản lượng toàn cầu. Theo viện nghiên cứu Subtropical Horticulture, có khoảng 40 đến 60 loại chính thức trở thành sản phẩm để giao dịch thương mại.
Các nhà xuất khẩu xoài hiện nay đang ăn nên làm ra khi giao dịch thương mại với các quốc gia vùng Vịnh, nơi mà hơn 6 triệu người dân Ấn Độ sinh sống và làm việc ở đây. Và một số khách hàng nội địa thì ngờ rằng những loại xoài tốt nhất hiện này được xuất khẩu ra ngoài để có mức giá cao hơn.
Bài học vào thị trường Mỹ
Có lẽ chỉ có một thứ duy nhất có thể khống chế được xoài Ấn Độ, đó là chính phủ Mỹ. Suốt mấy thập niên, loại quả này bị cấm bán trên với lý do mà phía Ấn Độ cho là Mỹ bảo hộ thương mại.
Năm 2008, khi Ấn Độ và Mỹ đi đến thỏa thuận hạt nhân dân sự quan trọng năm 2008, Mỹ đã cho phép Ấn Độ xuất khẩu xoài sang nước này. Tuy nhiên, hiện lượng nhập khẩu vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu là do những yêu cầu của Mỹ về chất lượng cũng như các vấn đề khác.
Việc Mỹ thực hiện lệnh cấm nhập khẩu xoài từ Ấn Độ đã khiến cho người Ấn tại đây vô cùng thất vọng. Nhiều giống xoài được nhập từ Mexico và Trung Mỹ cũng khá ngon nhưng hương vị của nó thì không thể thay thế được giống xoài quê hương của người Ấn.Nhiều người Ấn Độ đã luôn háo hức chờ đợi mùa xoài đến mỗi năm bởi với họ có thể xoài đã trở thành một thứ gì đó quá gần gũi và gắn bó.
Sau khi lệnh cấm được hủy bỏ, rất nhiều người khác cảm thấy vô cùng phấn khởi. “Trái Vua sẽ lại xuất hiện trên đất Mỹ”- chúng được cho là kiệt tác của người Ấn Độ và giống như những thứ đồ trang sức quý giá với hương vị hấp dẫn, rất riêng. Để có được thành quả như ngày hôm nay, người nông dân nước này đã trải qua hàng ngàn năm vất vả trồng trọt và chiết ghép.
Thậm chí, tác giả Madhur Jaffrey đã rất bất ngờ và viết trên New York Times, “Tôi nhìn thấy hàng trăm sọt lớn được cập cảng Mỹ. Những trái xoài được nằm gọn trong sọt đầy rơm giống như những ổ trứng vậy”.
Thế nhưng trái ngược với kỳ vọng, giá có mỗi trái xoài Ấn lại rất cao, 7 USD một quả trong khi đó xoài nhập khẩu từ các nước khác chỉ có giá 1 USD. Tuy nhiên chất lượng xoài theo nhận định thì không hẳn đã tốt.
Ông Nigel Chaudhry, quản lý cửa hàng đặc sản hoa quả Kalustyan’s tại vùng “Curry Hill”, Manhattan cho biết, trái cây thường bị cho vào nước nóng cho đến khi chín trước khi xuất khẩu. Việc này là hỏng hương vị thơm ngon vốn có của xoài Ấn. Bởi vì không thể xuất trái cây xanh sang Mỹ nên họ phải dùng biện pháp để… ép chín.
Tình trạng này cũng diễn ra đối với các sản phẩm trái cây từ Mexico. “Chính vì thế chúng tôi ngừng bán xoài từ Ấn Độ vì thực ra giá của nó quá đắt và không tương xứng với chất lượng”, ông Nigel cho hay .
Trên thực tế, mặc dù việc nhập khẩu xoài từ Ấn Độ được chính phủ cho phép, và xoài có thể được bán ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ nhưng tại thành phố New York không dễ dàng để tìm thấy sản phẩm này. Mặc dù tại khu vực rất đông người châu Á định cư là India Ink có đến hơn chục cửa hàng, nhưng lại chỉ có duy nhất một cửa hàng bán hoa quả.
Trước đó nhiều hộ đã ngừng kinh doanh xoài Ấn với lý do giá quá cao so với chất lượng trong khi doanh thu thì đì đẹt.
Hung Ninh (Theo NYT)
Viết bình luận