Cây Cẩm Lai - Cây gỗ quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao

Cây cẩm lai là một trong những cây trồng lấy gỗ quý hiếm, thu lợi nhuận tốt nhất, mang lại giá trị kinh tế cao. Cây Cẩm Lai còn có thể trồng làm cây bóng mát, giúp thanh lọc không khí tuyệt vời, tạo cảnh quan. Cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Lai sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc xuất xứ của cây Cẩm Lai

Tên khoa học: Dalbergia bariaensis Pierre

Họ thực vật: Fabaceae – Họ Đậu

Tên phổ thông: Cẩm Lai

Nguồn gốc xuất xứ: Đây cây bản địa của khu khu bán đảo Đông Dương: Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.

Tại Việt Nam: Cây phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ: Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng hoặc Tây Ninh, Đồng Nai….

Gọi ngay để được tư vấn thêm chi tiết :

 

Đặc điểm nổi bật của cây Cẩm Lai

Cây Cẩm Lai là một trong những loài cây cho gỗ quý hiếm. Vậy đặc điểm nổi bật của loài cây này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm hình thái cũng như đặc tính sinh thái của cây Cẩm Lai qua những thông tin sau:

Đặc điểm hình thái

Cây Cẩm Lai có đặc điểm là thân gỗ không bị nứt, đường kính khá lớn lên tới 40-60cm. Chiều cao của cây đạt khoảng 20-25m. Vỏ ngoài thân cây có màu xám tro, gỗ bên trong có màu lõi màu đỏ thâm; vân gỗ màu tím đen.

Lá Cẩm Lai mọc dạng kép lá lông chim, chiếc lá hình trái xoan. Phần đầu lá nhọn, cuống lá dài 10-17cm. Cành của Cẩm Lai phân nhánh tốt nên khi trưởng thành tạo nên tán lá rộng; xòe như hình chiếc dù rất đẹp mắt.

Hoa Cẩm Lai mọc thành từng chùm ở nách lá hoặc đầu cành. Màu hoa lam nhạt gần như màu trắng, kích thước hoa nhỏ. Quả mọc thành chùm, hình thuôn dài, dẹt, có hạt cây Cẩm Lai cứng bên trong.

Quả cây Cẩm Lai thuộc họ đậu với hình dáng thuôn dài, dẹt và có chứa hạt bên trong. Tuy nhiên, khác với các loài họ đậu khác, quả của cây Cẩm Lai thường chỉ chứa 1 hạt, có rất ít quả chứa 2 hạt.

Đặc tính sinh thái

Loài cây này có tốc độ sinh trưởng khá chậm; thời gian thu hoạch bình quân lên tới 30 năm. Muốn thu hoạch đạt chất lượng và năng suất gỗ tốt nhất, cần đến 50-60 năm. Cẩm Lai có đặc tính ưa sáng, chịu nóng tốt nên phù hợp các vùng đất đá bazan; đất xám phù sa cổ, đất feralit xám.

Cây Cẩm Lai trưởng thành ưa sáng, tuy nhiên lúc nhỏ cây chịu bóng. Vì vậy, trong tự nhiên chúng ta thường bắt gặp cây Cẩm Lai mọc rải rác hoặc thành từng đám bên bờ suối, trong những khu rừng rậm nhiệt đới.

Gọi ngay để được tư vấn thêm chi tiết :

Giá trị sử dụng của cây Cẩm Lai

Tuy không có tác dụng làm cây cảnh quan, trang trí nhưng giá trị kinh tế mà cây Cẩm Lai mang lại rất cao. Một số ứng dụng trong đời sống của cây Cẩm Lai bao gồm:

Cung cấp gỗ Cẩm Lai chất lượng cao

Cẩm Lai được xếp vào danh sách những cây gỗ quý có giá bán đắt đỏ. Ưu điểm gỗ Cẩm Lai là thớ mịn, dễ đánh bóng, ít bị mối mọt nên rất bền bỉ. Lõi gỗ màu đỏ thẫm cùng với vân tím rất đẹp mắt; góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ cho các sản phẩm đồ gỗ. Gỗ Cẩm Lai là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những đồ dùng bằng gỗ chất lượng cao. Có thể sử dụng gỗ Cẩm Lai để làm giường, tủ, đồ thủ công mỹ nghệ, sập gụ…

Trồng cây Cẩm Lai làm trụ Tiêu

Trước đây, bà con nông dân vùng trồng Hồ Tiêu thường dùng cột bê-tông để làm trụ cho cây Tiêu lớn. Ngày nay, các mô hình kết hợp Tiêu và cây sống làm trụ ngày càng phổ biến. Sử dụng Cẩm Lai không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất Tiêu. Hơn nữa, sự kết hợp này còn rất ăn ý để Hồ Tiêu phát triển và được bảo vệ tốt nhất; chống mất nước, ít sâu bệnh hơn. Sau 15-30 năm khi Hồ Tiêu tàn lụi là có thể thu hoạch gỗ Cẩm Lai.

Cây công trình cho bóng mát

Việc nhân giống và đưa Cẩm Lai làm cây công trình cũng đang được ứng dụng tại nhiều địa phương. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loài cây xanh công trình này trên các tuyến đường đô thị, các công viên, khu công nghiệp, khu đô thị mới, các danh lam thắng cảnh,….

Với dáng cao lớn, tán lá rộng, hình vòm như chiếc ô cây tạo nên khoảng bóng râm tuyệt vời, che đi nắng nóng vào những ngày hè. Tán lá của cây cũng khá dày, có khả năng lọc bụi và các chất độc hại, mang đến bầu không khí trong lành, tươi mát. Đồng thời, nó cũng góp phần giảm ô nhiễm tiếng ồn, đóng góp tích cực trong công cuộc giảm hiệu ứng nhà kính.

Kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai

Về cơ bản, trồng cây Cẩm Lai cũng giống như trồng các loại cây thân gỗ thông thường. Tuy nhiên, vì đặc tính sinh trưởng kém nên cần một số chú ý đặc biệt hơn khi trồng loại cây này.

Kiểm tra cây Cẩm Lai giống

Giống cây Cẩm Lai được gieo ươm từ hạt. Chọn hạt từ những quả cây Cẩm Lai chín, già, lành lặn ở những cây mẹ có sức sống tốt. Khi cây con cao được 20-50cm, cổ rễ đạt đường kính 3mm là có thể mang ra trồng bên ngoài.

Vì là loài cây sinh trưởng kém nên việc chọn giống cây Cẩm Lai khá quan trọng. Nên loại bỏ từ đầu những cây giống kém như: cây thấp còi so với độ tuổi, cây giống bị tật ở thân, rễ,…

Chọn đất trồng

Khi trồng cần phải bảo đảm đất trồng tơi xốp, bằng phẳng, có khả năng thoát nước tốt.

Vì vậy, trước khi trồng cây Cẩm Lai cần bới đất và đào xới nhiều lần để đất đảm bảo độ tơi xốp. Bên cạnh đó, cần chú ý tránh trồng cây Cẩm Lai ở những nơi đất bị ô nhiễm vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, thậm chí làm cây bị chết.

Chuẩn bị hố trồng

Kích thước hố trồng Cẩm Lai khoảng 30x30x30 cm cho cây con 20-40cm; hố trồng 50x50x50 cm cho cây con cao trên 40cm. Nên trồng Cẩm Lai ở mật độ thấp; áp dụng hình thái tỉa thưa cây để giữ lại các cá thể tốt nhất.

Thời vụ

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa nếu trồng thành rừng đại trà. Trường hợp trồng vào mùa nóng cần đảm bảo tưới nước thường xuyên.

Chăm sóc cây Cẩm Lai sau khi trồng

Việc chăm sóc cây Cẩm Lai sau khi trồng rất quan trọng và cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định.

Tưới nước

Việc tưới nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây Cẩm Lai. Cây cần được tưới nước đều đặn, tuy nhiên, lượng nước chỉ vừa phải, không nên tưới nước quá nhiều làm cây bị úng. Tuyệt đối tránh những vùng đất có nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, gây hại cho cây.

Bón phân

Cây Cẩm Lai sau khi trồng khoảng 3 tháng đã bén rễ, cần bón phân để cung cấp dưỡng chất, tạo đà cho cây phục hồi nhanh nhất. Cuốc đất theo hình tròn xung quanh gốc Cẩm Lai; rải phân và lấp đất lại.

Làm cỏ

Trong 2 năm đầu sau trồng, cần tiến hành dọn cỏ dại; dọn thực bì để cây hấp thụ dưỡng chất và chống mất nước.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi vườn để kịp thời chăm sóc hoặc điều trị sâu bệnh cho cây.

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm là đơn vị cung cấp giống cây Cẩm Lai với chất lượng tốt nhất và hướng dẫn toàn bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cho khách hàng. Chúng tôi có giao cây toàn quốc theo yêu cầu, cam kết giống chuẩn, sạch sâu bệnh, sức sống tốt.

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).

Hotline: 0896 02 02 02  / 0789 150 150

Facebook: https://www.facebook.com/tapdoandanhuong

Được đăng vào

Viết bình luận