Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây thông đỏ

Thông đỏ được đánh giá là loại dược liệu quý hiếm có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Với những giá trị tuyệt vời cây thông đỏ mang lại, nó được trồng ngày càng phổ biến. Bài viết này trình bày chi tiết về cây thông đỏ cũng như cách trồng và chăm sóc.

Cây thông đỏ chữa bệnh ung thư

Nguồn gốc và phân bố

  • Tên gọi khác: Cây thông đỏ hay còn được gọi với tên khác là thông Na Uy.

  • Tên tiếng Việt: Thông đỏ

  • Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc. – Taxus baccata L. subsp. wallichiana (Zucc.)

  • Họ: Taxaceae – họ Thanh tùng

  • Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ và xuất hiện từ Newfoundland,  phía tây ở Manitoba, phía nam ở Pennsylvania…

  • Thông đỏ phân bố chủ yếu ở những vùng cận nhiệt đới với độ cao khoảng 1000-2000 m. Cây phát triển tốt trong những khu vừng đặc trưng của họ Sồi Dẻ, Giẽ, đặc biệt là khu vực núi đá vôi. 

  • Tại Việt Nam, thông đỏ phân bố tại hẻm núi quanh địa bàn huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Cây được trồng ở một số khu vực núi cao của các tỉnh: Lào Cai; Yên Bái; Sơn La; Nghệ An; Lâm Đồng; Khách Hòa; Hà Tĩnh,…

Đặc điểm của cây Thông đỏ

Đặc điểm thực vật học

- Đặc điểm rễ: Cây thông đỏ thuộc dòng thân gốc rễ cạn, rễ cọc kém phát triển và nằm trong số những loài thực vật phát triển chậm và lâu năm nhất trái đất.

- Đặc điểm thân: Thông đỏ nằm trong nhóm cây thường xanh lá kim, dáng mọc thẳng và phát triển cao lớn trong môi trường sống phù hợp. Ở độ tuổi trưởng thành, thông đỏ có thể cao tới 20-35 m (66 Kết 115 ft) với đường kính thân trung bình khoảng 1m (3 ft 3 in). Tán cây thông đỏ mọc thành hình chóp nón với vỏ ngoài dày và có màu xám nâu, lớp vỏ có mùi thơm đặc biệt từ gỗ và tinh dầu.

- Đặc điểm lá: Lá thông đỏ là loại lá kim, có màu vàng xanh, dài khoảng 12-18 cm với cuống lá ngắn, lá mọc cách, xếp thành hai dãy theo đường thẳng, dài từ 2 – 3,5 cm, rộng khoảng 2 – 3 mm

- Đặc điểm hạt: Hạt thông khi chín có hình trứng và được bao bọc bởi một áo hạt màu đỏ nhạt.

Đặc điểm sinh trưởng

Thông đỏ là loài thực vật có tuổi thọ rất cao, có thể đạt đến tuổi tối đa khoảng 500 năm. 

Thông đỏ thường là cây xanh ưa bóng, phân bố ở các vùng cận nhiệt đới thường xanh, ở độ cao 1000 – 2.000 m. Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, thích hợp khu vực đá vôi. Cây thông đỏ có khả năng chịu nước tốt.

Giá trị của cây thông đỏ

Công dụng điều trị bệnh của cây thông đỏ

Thông đỏ là một loài cây quý hiếm nên chế phẩm liên quan đều có giá trị cao. Gỗ thông đỏ có giá trị kinh tế cao và tương đối quý hiếm. Thường được sử dụng trong lĩnh vực đồ gia dụng, giấy, làm cảnh, phục vụ cân bằng sinh thái.

Rất nhiều những nghiên cứu của loài cây này diễn ra tại cá trường Đại học lớn ở Mỹ, Trung Quốc chứng minh những hiệu quả chữa bệnh của cây thông đỏ. Trong đó, những tác dụng chính thường được nhắc đến là khả năng cầm máu, ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm, và đồng thời thúc đẩy quá trình oxy hóa xảy ra. Đồng thời lá thông đỏ được khẳng định có thể giúp mau lành các tổn thương phần mềm, cải thiện khả năng tái sinh các tế bào mới. 

Lá thông cũng giúp thúc đẩy sản sinh dịch thể và làm cải thiện tình trạng thiếu nước. Tinh dầu pinene, camphene chiết xuất thông đỏ cũng giúp xoa dịu tinh thần và hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý. Nhờ thành phần dược liệu hữu ích của cây thông đỏ, cả thân, lá và quả của thông đỏ đều được chiết xuất trong một số loại thuốc tân dược nhất định. Rất nhiều công dụng điều trị từ loại cây này bao gồm:

  • Dưới dạng bổ sung thực phẩm:  Do đặc tính chống oxy hóa cao, có chứa hàm lượng sắt và khoáng chất đa dạng nên thông đỏ thường được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trị liệu để làm sạch tâm trí và cơ thể. Trong đó dầu cây thông đỏ ở dạng chiết xuất, hoặc điều chế dưới dạng viên nang dễ tiêu hóa để tiêu thụ bằng miệng.

  • Hiệu quả trong khử trùng: Cây thông đỏ được dùng điều chế các loại chất khử trùng tự nhiên. Nhờ lượng tinh dầu cao mà bạn có thể chiết xuất thêm vào thuốc xịt và làm mát không khí để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, vi trùng trong gia đình, bao gồm cả nấm mốc và khuẩn E-coli.

  • Liệu pháp mùi hương: Dầu thông đỏ có mùi thơm nhẹ, thanh mát tự nhiên nên thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Trong y học, tinh dầu thông đỏ được sử dụng như một phương pháp trợ giúp trị liệu để hỗ trợ trầm cảm nhẹ và điều trị mệt mỏi tuyến thượng thận.

  • Cải thiện làn da: Bạn sẽ cảm nhận làn da được mềm mại và giảm dị ứng với chiết xuất của thông đỏ. Tuy nhiên không nên áp dụng tinh dầu không pha loãng, bạn có thể bị kích ứng trước tác dụng mạnh của tinh dầu và làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng hiện có. thay vào đó bạn nên pha loãng tinh dầu cùng với dầu ô liu hoặc trong nước để dùng ngoài da.

Giá trị kinh tế của cây thông đỏ

Gỗ thông đỏ đắt vì có màu viền đẹp, không bị mối mọt nên được dùng làm tượng, đồ mỹ nghệ cao cấp. Loại gỗ này cũng có nhiều màu như xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ… Vân cũng được chia ra vân chỉ, chuối hoặc không vân (hàng gốc). Đặc biệt, gỗ mùi thơm nhẹ tựa như gỗ sưa, lúc nào cũng tiết ra nhựa dù đã làm ra sản phẩm.

Gỗ của nó rất có giá trị và dùng để sản xuất làm cung tên vào thời kì đồ đá mới. Sau đó, thế kỉ 10, người Anglo-Sanxons đã dùng quả thông đỏ là một nguyên liệu để điều trị “bệnh nước elf” (sởi hoặc thủy đậu).

Trồng và chăm sóc cây thông đỏ

* Nhân giống vô tính (giâm cành)

Thông đỏ thuộc loại cây tương đối dễ ra rễ, hom là đoạn cành mới hay đoạn chồi vượt còn non và khoẻ. Hom dài từ 15-20cm, rửa sạch, ngâm trong benlat 0,3%/ 5 phút, vớt để ráo, xử lý chất kích ra rễ, cấy sâu 3-4cm, mật độ 5x5cm trên giá thể là cát. Muốn việc gây trồng đạt kết quả tốt, trước tiên phải có hom tốt để tạo cây giống tốt. Nếu không phải nhân giống để bảo tồn cá thể thì không nên lấy hom từ cây đang thoái hoá (hom ốm yếu cũng có tỷ lệ ra rễ tốt (70-80%), nhưng cây phát triển kém). Cây cho hom còn tơ, khoẻ, mọc ngoài sáng vừa phải là tốt nhất.

Về kích thích ra rễ, các hoạt chất thuộc nhóm auxin đều sử dụng được, nhưng tốt nhất là IBA; ABT, NAA, IAA cũng cho kết quả tốt. Nồng độ an toàn từ 0,5-2% (đối với thuốc bột) hay từ 100-150ppm/ 4giờ (đối với dung dịch). Trên ngưỡng này, hom chóng ra rễ hơn nhưng tỷ lệ chết cao hơn, nhất là khi dùng hom còn khá non. Nhưng dưới ngưỡng này hom chậm ra rễ và tỷ lệ chết cũng cao hơn do hom bị thối gốc.

Gieo hạt

Bước đầu nhận thấy rằng thông đỏ Lâm Đồng có thời gian ngủ sinh lý là hai năm và thời gian nảy mầm kéo dài từ 2-3 tháng. Trước mắt có thể xử lý hạt theo hướng sau: Thu hái, loại bỏ tử y bằng cách vò kỹ với cát, rửa thật sạch, ngâm trong benlat 0.3%/ 10phút (hay bằng chất sát trùng nào khác), mang gieo trên giá thể dễ thoát nước nhưng phải thường xuyên giữ ẩm như dớn, thảm mục trong rừng già hay hạt cát lớn.

Trồng cây

Chọn cây khoẻ, sức sống tốt, chiều cao từ 30cm trở lên và không mang mầm bệnh. Thực tế cho thấy cây hom từ chồi vượt tỏ ra hiệu quả hơn, nhất là trong trồng rừng thuần tuý.

Xử lý thực bì toàn diện, dọn tươi, cuốc hố 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm kết hợp bón lót 3 kg phân chuồng hoai + 50 gam supe lân cho 1 hố nếu có điều kiện. Mật độ trồng 1500 đến 3000 cây/ha tuỳ yêu cầu, mục đích và lập địa trồng. Nếu trồng rừng sản xuất lấy nhựa với nguồn giống đã được cải thiện theo hướng nâng cao lượng nhựa thì không nên trồng dày.

Trồng vào vụ Xuân Hè với nơi có chế độ mưa mùa Hè Thu và vụ Thu Đông với nơi có chế độ mưa mùa thu đông, phải rạch bỏ vỏ bầu, trồng vào những ngày giâm mát, tuyệt đối tránh những ngày có gió Lào, gió heo may hoặc có mưa to gió lớn.

Chăm sóc

Chăm sóc 3-5 năm đầu, 2-3 lần/ năm, chủ yếu phát luỗng cây cỏ xâm lấn, vun xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1,0m.

Ngoài ra còn phải có biện pháp phòng trừ dịch sâu róm thông thường phá hoại từ sau khi  rừng đã khép tán.

Tỉa thưa và bón thúc là những biện pháp nuôi dưỡng rừng quan trọng không chỉ thúc đẩy sinh trưởng mà còn làm tăng được sản lượng nhựa nên cần được quan tâm ứng dụng. Đối với rừng thông nhựa được trồng bằng giống chưa được cải thiện sau khi khép tán đến tuổi 8-9 tỉa thưa lần đầu, sau đó cứ 5 năm tiếp tục tỉa một lần. Rừng đã qua tỉa thưa sinh trưởng 1-2 lần, lần cuối tỉa thưa theo sản lượng nhựa làm tăng được lượng nhựa trung bình của rừng từ 19,35-31,86%.

Tác dụng phụ nguy hiểm của cây thông đỏ

Liều gây chết người là 50-100g lá cây thông đỏ. Cây thông đỏ mang nhiều dược tính tham gia điều trị bệnh, tuy nhiên thành phần độc tố trong loại cây này cũng rất đáng kể. Các chuyên gia tại Hoa Kỳ đã định danh là hơn 350 loại taxane khác nhau tồn tại trong cây thông đỏ. Tất cả chúng đều có bản chất là các alkaloid có hại, và thậm chí cực độc với cơ thể người. Taxane có nhiều nhất trong lá và vỏ cây, hoạt chất này có thể gây chết người nếu dùng với liều lượng quá mức.

Tinh dầu thông đỏ

Khi vào cơ thể người, các taxane đi vào tim mạch và thần kinh, ngay lập tức gây ra triệu chứng huyết áp thấp, nhịp tim chậm, hoạt động co bóp cơ tim bị ức chế. Khi huyết áp giảm xuống mức thấp, nhịp tim chậm sẽ gây thiếu máu đến tim, não bộ và nhiều cơ quan trọng yếu. Tuần hoàn máu chi phối nhiều hoạt động trong cơ thể người, vì vậy dùng thông đỏ tươi, không qua điều chế có khả năng ngộ độc cao nhất.

Nếu ảnh hưởng đến hệ thần kinh, độc tố từ lá thông đỏ sẽ gây ra hiện tượng run, co giật, người bệnh bất tỉnh. Nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến ngừng thở và tử vong.

Lưu ý khi sử dụng thông đỏ 

  • Thông đỏ là vị thuốc có độc nên cần thận trọng khi sắc uống dưới dạng phơi khô.

  • Không sử dụng thông đỏ chữa bệnh nếu chưa nhận được sự cho phép trong điều trị.

  • Trẻ em, phụ nữ đang có thai hoặc sau sinh không nên sử dụng thông đỏ dưới dạng tinh dầu hay thuốc.

  • Trường hợp bị dị ứng với thành phần dược liệu của thông đỏ không được phép sử dụng điều trị.

Bài viết đã tổng hợp các đặc điểm hình thái, giá trị cũng như cách trồng và chăm sóc cây thông đỏ. Quý khách có nhu cầu mua cây thông đỏ, Đàn hương và các loại cây trồng quý hiếm khác vui lòng liên hệ để được tư vấn:

Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin liên hệ:

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).

Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 150 150

Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong 

Được đăng vào

Viết bình luận