TRAFFIC, mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã, là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu với mục tiêu thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Gỗ là hàng hóa nguồn gốc tự nhiên có giá trị nhất thế giới trong thương mại. FAO ước tính tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm từ gỗ toàn cầu năm 2016 ở mức rất cao, khoảng 227 tỷ đô la Mỹ.
Nếu được quản lý hợp pháp và bền vững, hoạt động thương mại gỗ có thể mang lại nguồn thu vô giá cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, đặc biệt là những nước ở Châu Phi và Nam Mỹ, khoảng 50 - 90% sản lượng gỗ bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp. Sự quản lý yếu kém của chính phủ, thực thi không hiệu quả và tham nhũng là những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng nghiêm trọng, làm mất đi môi trường sống và doanh thu.
Các hoạt động nhằm bảo vệ rừng
Để bảo vệ các loài cây khỏi tình trạng khai thác bừa bãi và đảm bảo lợi ích của hoạt động thương mại gỗ hợp pháp, bền vững, TRAFFIC đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ các nước và thỏa thuận quốc tế trên toàn cầu.
Ở các quốc gia châu Phi, nơi có một số loài cây nguy cấp nhất và bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới như gỗ mun và gỗ cẩm lai, TRAFFIC đang hợp tác với chính phủ và các cơ quan nhà nước trong việc phát triển và thực hiện các khung pháp lý để đảm bảo thu hoạch và thương mại bền vững. Nhiệm vụ này bao gồm xây dựng các khóa đào tạo về tính hợp pháp cho Cục Lâm nghiệp của Cameroon (MINFOF).
TRAFFIC cũng đang hỗ trợ công việc của Ủy ban Lâm nghiệp Trung Phi (COMIFAC), cung cấp kiến thức chuyên môn về đánh giá chính sách và pháp lý, giám sát buôn bán gỗ bao gồm buôn bán trái pháp luật, nâng cao năng lực và đào tạo, hỗ trợ thực hiện Công ước CITES.
Thương mại gỗ là hoạt động rất sôi động tại Châu Á và một số báo cáo TRAFFIC đã điều tra việc buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp các loài gỗ Châu Á trên thị trường.
Các báo cáo bao gồm báo cáo về hoạt động buôn bán Gỗ nước (Merbau) và Gỗ Ramin, hai loại gỗ cứng nhiệt đới Đông Nam Á được dùng phổ biến ở Châu Âu làm sàn gỗ và các sản phẩm trang trí như khung tranh. Các loài như gỗ thông đỏ , một loại cây thanh tùng, bị khai thác quá mức trong một thời gian ngắn sau khi phát hiện trong gỗ có chất chống ung thư rất giá trị, gỗ đàn hương ở Ấn Độ bị xuất khẩu bất hợp pháp sang các nước láng giềng và gỗ trầm hương, một loại nhựa thơm được tìm thấy bên trong thân của một số loài cây Châu Á, là những ví dụ về các sản phẩm ngoài gỗ bị khai thác triệt để ngoài tự nhiên.
Ảnh: Cây gỗ đàn hương bị chặt trộm
"Nếu chúng ta không hành động ngay ở cấp độ toàn cầu nhằm thúc đẩy việc khai thác và buôn bán bền vững các loài cây, nạn khai thác gỗ bất hợp pháp có thể làm mất đi những khu rừng đẹp nhất thế giới"
Chen Hin Keong, TRAFFIC's Timber trade Programme Leader
Nguồn: https://www.traffic.org/vn/what-we-do/species/timber/
Bình luận
Weiscof
Viết bình luận