Hạt, lá và búp đàn hương là nguồn thu không nhỏ cho người nông dân nếu ngay từ đầu họ được cung cấp cây giống đạt chất lượng theo tiêu chuẩn tương đối khắt khe.
Trên thị trường hiện nay, Viện Nghiên cứu Cây đàn hương và Thực vật quý hiếm (ISAF) đang thu mua lá và búp đàn hương tươi để chế biến ra trà đàn hương lần lượt là 100.000 đồng và 200.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá thu mua hạt đàn hương hiện nay lên đến 400.000 đồng/kg (cao gấp 10 lần so với giá tiêu) với năng suất mỗi cây cho khoảng hơn 1kg hạt/năm cho cây trên 3 năm tuổi.
Mức giá này đủ để người trồng đàn hương có thu nhập tương đối cao trong giai đoạn “lấy ngắn nuôi dài” chờ cây đến giai đoạn trưởng thành và cho lõi.
Theo TS. Vũ Thoại – Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Cây đàn hương và Thực vật quý hiếm - hạt đàn hương chứa một loại dầu, trong đó có axit rất hiếm là axit Ximenynic giúp chống lão hóa da rất tốt.
“Ở Úc có một bộ lạc thường xuyên ăn hạt cây đàn hương, những người ở độ tuổi 60 tuổi nhìn họ như chưa đến 50 tuổi. Ngoài ra, dầu hạt đàn hương còn trị các bệnh về da, giúp mọc tóc, là chất chống viêm mạnh, tăng lưu thông máu trong da, giảm bớt bã nhờn và giảm sự lắng đọng chất béo dưới da…” – TS. Vũ Thoại cho hay.
Các bộ phận của cây đàn hương đi liền với việc nghiên cứu bộ sản phẩm chăm sóc da như xà bông, dầu gội chống rụng tóc, kem bôi da, mặt nạ chống lão hóa da, nước rửa tay,…
Theo thống kê, thị trường mỹ phẩm liên quan đến chống lão hóa da trên thế giới mỗi năm có quy mô lên đến 120 tỷ USD. Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 nước gồm Ấn Độ, Australia và Việt Nam đã nghiên cứu chiết xuất thành công dầu từ hạt này.
Hàm lượng axit Ximenynic có trong hạt đàn hương được trồng tại Việt Nam khoảng trên 60%, một tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ 30% từ dầu hạt đàn hương Australia. Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu thành công sản phẩm này.
TS. Vũ Thoại cho biết, Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và Thực vật quý hiếm đã và đang hỗ trợ người trồng trong việc mua cây giống, hướng dẫn quy trình trồng và kỹ thuật chăm sóc cây. Với những người trồng số lượng từ 2.000 cây trở lên, các chuyên gia của Viện hàng năm đến tận nơi kiểm tra sự sinh trưởng của cây, kèm cam kết thu mua sản phẩm từ đàn hương với giá cao.
“Mặc dù cần trên 8 năm tới mới có thể thu hoạch gỗ đàn hương, nhưng ngay từ bây giờ chúng tôi đã ý thức được thị trường đầu ra và chính chúng tôi phải đầu tư để làm thì trường để lo đầu ra cho người trồng, tránh hiện tượng trồng rồi lại chẳng biết bán cho ai hoặc có bán lại cũng bị thương lái nước ngoài ép giá” – ông Thoại cho hay.
Theo dự đoán của ông Thoại, mặc dù các sản phẩm từ cây đàn hương rất tốt và thế giới đã có các sản phẩm từ hàng nghìn năm trước đây. Nhưng tại Việt Nam chưa nhiều người biết đến cây đàn hương vì thế thị trường đầu ra cho các sản phẩm từ cây đàn hương ban đầu chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Do vậy, mặc dù đã nắm trong tay công nghệ chế biến, nhưng để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, TS. Thoại cho hay Viện vẫn rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và đối tác trong việc xúc tiến và quảng bá thương hiệu, để sản phẩm đàn hương có chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh đó, nguy cơ tiềm ẩn đối với người trồng đàn hương là giá trị của giống cây này đã bị thổi phồng quá mức, khiến người dân ồ ạt tự nhân giống. Điều này có thể dẫn đến mất kiểm soát chất lượng cây trồng và có thể khiến người nông dân rơi vào cảnh trắng tay do cây bị sâu bệnh.
Nguồn: Nguyễn Tuân - Baomoi.com
Khi cần tư vấn về cây đàn hương, vui lòng liên hệ:
Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).
Hotline 0896.02.02.02 / 0789.035.035. Email: danhuongando@gmail.com
Bình luận
Have A Peek At This Web-Site
Viết bình luận