Trong lĩnh vực tôn giáo, cây Đàn hương được xem là loài cây thiêng liêng. Trong phong thủy, Đàn hương được mệnh danh là cây thu hút tài lộc và trong kinh tế, nó được xem là cây vàng ròng.
Vậy, Đàn hương có phải đã từng có ở Việt Nam và điều gì đã khiến nó trở thành loài cây mà ai cũng muốn sở hữu?
Giá trị của cây Đàn hương
Hiện tại, giá bán lẻ gỗ Đàn hương tại Ấn Độ dao động từ 200 - 400 USD/ kg lõi gỗ (tùy vào độ tuổi của cây).
Như vậy, nếu làm một phép toán thì ta sẽ thấy sau 12 - 15 năm gieo trồng; nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, mỗi cây Đàn hương sẽ mang lại mức thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ cây (theo thống kê thì lượng lõi bình quân của cây Đàn hương trên thế giới dao động từ 22 - 30 kg/ cây 12 - 15 năm tuổi).
Hiển nhiên, giá trị kinh tế của cây Đàn hương sau 12 năm nữa sẽ còn thay đổi nhiều cùng với tỷ lệ lạm phát. Thế nhưng, với nguồn thu đa dạng mà cây Đàn hương mang lại (từ lá làm trà, hạt ép dầu hạt, dác gỗ làm nhang và lõi gỗ chiết xuất tinh dầu cho ngành dược liệu, mỹ phẩm...) thì cây Đàn hương đã cho thấy sự vượt trội về tiềm năng kinh tế so với nhiều cây trồng khác.
Đàn hương - ngược dòng lịch sử
Sách y Trung Quốc và truyền thuyết Phật giáo đều thừa nhận rằng cây Đàn hương trước đây mọc nhiều ở Lĩnh Nam.
Sau này, biên cương có thay đổi nhưng dấu ấn về cây Đàn hương thì vẫn in đậm trong tâm thức người dân. Trong truyện Trương Chi Mị Nương, ta thấy dân gian có nhắc đến chén bạch đàn và nhiều khả năng - đây chính là bộ ấm chén gỗ được làm từ gỗ Đàn hương.
Mặt khác, theo ghi chép của nhà nghiên cứu Võ Văn Chi thì cây Đàn hương từng mọc hoang ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ cây Đàn hương thực thụ nào có sẵn trên đất Việt Nam.
Từ bước chân bỏ nghề của người thầy giáo
Không bỏ cuộc nhưng cũng không thể mãi chờ đợi vào những cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả, tiến sĩ Vũ Thoại đã bỏ nghề thầy giáo, bỏ chức Hiệu trưởng; bắt đầu chuyến đi sang Ấn Độ xa xôi để tìm nguồn giống Đàn hương và mang nó về với Việt Nam.
Kể từ đây, cây Đàn hương không còn nằm trong cổ tích và thơ ca nữa. Nó đã đến tay những người nông dân đầu tiên dám "khởi nghiệp" cùng loài cây lạ - lạ từ cái tên cho đến công dụng và cách gieo trồng. Năm 2014, rễ của những cây Đàn hương đầu tiên đã bám vào đất mẹ.
Ảnh: TS. Thoại gieo hạt giống Đàn Hương Ấn Độ tại vườn ươm Viện Đàn hương
Đến những bước chân làm vườn
Một cây làm chẳng nên non. Cộng đồng Đàn hương trắng Ấn Độ hôm nay là kết quả của những năm tháng kết nạp thành viên, sẻ chia kinh nghiệm, trăn trở, đam mê và hi vọng.
Họ xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau nhưng khi đến với cây Đàn hương, mỗi người đều tự nguyện cầm cuốc để trở thành một nhà nông - một người làm vườn thực thụ. Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Cuộc hành trình hơn 10 năm trồng Đàn hương không đòi hỏi những kỹ sư, những nhà nghiên cứu với mớ lý thuyết đề huề mà cần ở đó bàn tay vun xới, công chăm bón từng ngày, theo dõi sâu bệnh và thời tiết.
Và không khó để thấy cây Đàn hương bị sâu đục thì gãy ngang, bị gió quật thì trốc gốc nhưng bàn chân của người trồng cây thì vẫn bước ra vườn. Lẳng lặng mười năm như vậy, ai sẽ là người đi đến cùng, ai sẽ là người bỏ cuộc? Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này nhưng thiết nghĩ, người bỏ cuộc sẽ không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng thì không bao giờ bỏ cuộc.
Những thu hoạch bước đầu và thách thức
Giờ đây, những cây Đàn hương đầu tiên được trồng ở Tây Nguyên và miền Bắc đã có lõi, đánh dấu sự thành công bước đầu cho giai đoạn khảo nghiệm.
Về phần Viện đàn hương (viendanhuong.com), các sản phẩm từ cây Đàn hương cũng đã lần lượt ra mắt công chúng như tinh dầu, trà lá, chuỗi hạt, xà phòng...
Ảnh: Xà bông Đàn hương
Hơn hết, có những niềm vui nhỏ ở những người trồng cây - nó không được gọi tên nhưng vẫn hiện hữu êm ái trong tách trà mà người nông dân tự sao lấy từ lá Đàn hương, trong những ngày đi dọn vườn mà không thấy mỏi mệt vì cái gốc cây nho nhỏ bây giờ đã lớn.
Thế nhưng, đây cũng là lúc hàng loạt cây giống kém chất lượng được rao bán hỗn loạn trên thị trường, hàng loạt hạt giống chưa đạt chuẩn được cho tặng, mua bán; nhiều người trồng cây bỏ bê, chưa chăm sóc đúng kỹ thuật khiến cho cây chậm phát triển, sâu bệnh và chết gãy.
Nếu như trước đây, kinh nghiệm làm nông là "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" thì ngày nay, yếu tố chọn giống phải được đưa lên hàng đầu, sau đó là công chăm sóc; nhất là với những loại cây lấy gỗ có sự đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn giống và kỹ thuật trồng.
Trách nhiệm này thuộc về ai?
Thiết nghĩ, từ phía nhà cung cấp chính thức, chúng ta cần mở rộng thêm kênh thông tin sao cho thống nhất và nhất quán. Từ phía người chọn giống, chúng ta cũng cần có một thái độ nghiêm túc để tìm hiểu nguồn giống đạt chuẩn, sau đó là kiên trì theo dõi, chăm sóc cây.
Lợi nhuận trong tương lai, không gì khác, chính là nằm ở sự lựa chọn nguồn giống lúc này!
- Tân Di -
Viết bình luận