Đàn hương có rất nhiều loài khác nhau, hai trong số đó là Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ được trồng rộng rãi nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại cây này.
Tên khoa học:
Đàn hương trắng là Santalum album
Đàn hương đỏ là Pterocarpus santalinus.
Tên thường gọi:
Đàn hương trắng thường được gọi là Cây Đàn hương Ấn Độ.
Đàn hương đỏ được gọi là sa nhân đỏ, sa mộc đỏ.
Cây Đàn hương trắng Ấn Độ
Cây Đàn hương đỏ
Tình trạng bảo tồn :
Cây Đàn hương trắng: Đang nguy cấp (được IUCN công nhận); do khai thác quá mức, để được bảo vệ, bây giờ luật pháp đã được thực hiện để ngừng khai thác quá mức.
Cây Đàn hương đỏ: Nguy cấp (được IUCN công nhận) nhưng sau đó được phân loại lại là "bị đe dọa"; do khai thác quá mức, cần phải có chứng chỉ để xuất khẩu.
Nguồn Gốc:
Cây Đàn hương trắng: miền nam Ấn Độ và Đông Nam Á; chủ yếu ở các bang Karnataka và Tamil Nadu.
Cây Đàn hương đỏ: phần phía nam của Đông Ghats ở Ấn Độ; chủ yếu ở vùng rừng Andhra Pradesh.
Chiều cao :
Cây Đàn hương trắng : 10 mét đến 15 mét
Cây Đàn hương đỏ : 8 mét đến 10 mét
Mô tả :
Cây Đàn hương trắng :
Giống cây nhiệt đới, gỗ có trọng lượng nặng, màu vàng, vân mịn và không giống như nhiều loại gỗ thơm khác, chúng lưu lại hương thơm hàng chục năm. Chúng có thể sống đến 100 tuổi. Đàn hương trắng là loại cây sống bán ký sinh ở rễ cây khác nhưng không gây hại nhiều cho vật chủ. Màu sắc của tâm gỗ có thể từ xanh nhạt đến trắng. Lá cây mỏng, sau 3 năm mới ra quả.
Gỗ Đàn hương trắng Ấn Độ
Cây Đàn hương đỏ:
Gỗ có độ cứng chắc cao. Cây thuộc họ đậu cho nên cây tự sống một mình sinh trưởng và phát triển tốt không cần đến cây ký chủ. Yêu cầu nhiều ánh sáng mặt trời và khí hậu ấm áp. Không chịu được sương giá. Lá dài 3-9 cm, vỏ màu xám đậm. Gỗ cây Đàn hương đỏ không có hương thơm như Đàn hương trắng. Quá trình phát triển của tâm gỗ có thể mất đến 30 năm.
Gỗ Đàn hương đỏ
Loại đất phù hợp:
Cây Đàn hương trắng: Đất hơi kiềm (khoảng pH: 6,5 - 7,5).
Cây Đàn hương đỏ: có thể tồn tại trên nhiều loại đất ngay cả trên đất bạc màu.
Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).
Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 150 150.
Facebook: https://www.facebook.com/thucvatquyhiem
Viết bình luận