Tại sao phải trồng một cây khác bên cạnh cây đàn hương?
Cây đàn hương là một loại cây có giá trị kinh tế cao. Nó có chứa một loại dầu thơm gọi là dầu đàn hương. Do đó, gỗ của loại cây này rất thơm (đặc biệt tập trung nhiều ở lõi gỗ), mà mùi thơm đó lại tồn tại rất lâu bền. Loại dầu thơm chiết xuất từ gỗ cây đàn hương đã được sử dụng như một loại thuốc quý và còn là hương liệu làm xà phòng thơm, nhang đàn hương cao cấp và các dòng sản phẩm có giá trị khác như nước hoa... Gỗ đàn hương có thể làm thành quạt giấy có mùi thơm và các sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ như tượng, vòng...gắn với giá trị tâm linh.
Liên hệ với chuyên viên để được tư vấn cụ thể
Quê hương của đàn hương là ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Inđonêxia, Úc....Hiện nay nó đang ra hoa và kết quả ở phía nam Trung Quốc. Tại Việt Nam đàn hương cũng đã được nhân giống thành công bởi Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm. Có thể nói đây là Viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam tập hợp những nhà khoa học có chuyên môn sâu về các loại giống cây trồng và đặc biệt là cây đàn hương (những chuyên gia với những kiến thức thực tế từ nhiều năm nghiên cứu cây đàn hương tại chính quê hương Ấn Độ của cây này).
Cây đàn hương là loại thực vật có lá xanh quanh năm, khi nở hoa có hương thơm mát, dịu ngọt nhưng nó lại có đăc điểm khác biệt là khi cây còn non cây có thể sống độc lập nhưng khi cây đã phát triển, nếu ta không trồng bên cạnh nó một loại cây khác thì nó sẽ không phát triển bình thường, thậm chí còn chết, tại sao vậy?
Thực ra là khi cây còn nhỏ, chủ yếu nó sống dựa vào các chất dinh dưỡng trong phôi. Khi cây lớn lên có khoảng 8,9 lá thì các chất dinh dưỡng đã dùng hết. Lúc này trên rễ của cây mọc lên một chậu hút hình tròn như viên bi, hút chặt vào bộ rễ cây nằm bên cạnh, nó hút một số chất dinh dưỡng do cây đó tạo nên để sống (một số vi chất mà bản thân cây không thể tổng hợp được còn cơ bản cây vẫn lấy chất dinh dưỡng từ đất). Trong thời gian này nếu không tìm được loại thực vật nào để bám, cung cấp dinh dưỡng cho nó thì nó sẽ không thể lớn được, thậm chí còn dần dần chết đi. Do đó, khi trồng đàn hương, nhất thiết phải trồng thêm một loại thực vật khác bên cạnh để rễ cây bám vào. Chính vì đặc tính này mà các nhà thực vật học gọi nó là “thực vật bán ký sinh”, thực vật bị nó bám vào để sống được gọi là “thực vật chủ ký sinh”.
Chậu hút của cây đàn hương không phải là được sinh ra khi chất dinh dưỡng đã dùng hết, mà là khi bộ rễ của nó tìm được vật ký sinh thích hợp liền sinh ra. Nhưng nếu gặp phải vật ký sinh không thích hợp thì nó rất ít khi sinh ra thậm chí không sinh ra chậu hút đầy đủ.
Có rất nhiều thực vật trong giới tự nhiên, đồng thời mỗi loại thực vật đều không phải là thực vật chủ ký sinh, cũng không phải là có thể bị các cây khác ký sinh lên đều là thực vật chủ ký sinh tốt nhất. Dựa vào các thí nghiệm và lịch sử phát triển của cây người ta đã tìm được trên 10 loại thực vật ký chủ cho đàn hương tương đối tốt là các cây hoa dành dành, tử chu, nhài, cây đậu triều, lạc dại, tử đàn, sưa...
Liên hệ với chuyên viên để được tư vấn cụ thể
Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:
Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).
Hotline: 0896.02.02.02 /0789.150.150.
Facebook: https://www.facebook.com/thucvatquyhiem
Viết bình luận