Cách làm trà Đàn hương đơn giản, có thể thực hiện tại nhà

Đàn hương trắng Ấn Độ là loại cây trồng quý hiếm không chỉ bởi tinh dầu nằm trong lõi gỗ. Các bộ phận của cây Đàn hương đều được sử dụng và mang lại giá trị tuyệt vời, trong đó phải kể đến lá và búp Đàn hương có thể làm trà, trở thành một thức uống thơm ngon, mát lành và có lợi cho sức khỏe. Có 2 phương pháp làm trà đàn hương là trà búp đàn hương và trà lá đàn hương. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cách làm trà Đàn hương từ lá vô cùng đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.

Chọn cây Đàn hương để làm trà

Tuổi cây Đàn hương

Cây Đàn hương sau khi trồng hơn một năm khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, thân cành phát triển mạnh, lá xanh tươi có thể hái để chế biến trà. Tuy nhiên, nên hái tỉa với số lượng ít và không nên hái thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức sống của cây.

Cây Đàn hương hơn 3 năm tuổi sẽ cho lượng búp và lá nhiều và ổn định, chất lượng chè cũng thơm ngon hơn do hàm lượng tinh dầu trong lá nhiều hơn. Chính những tinh chất này đã tạo nên sự độc đáo trong mùi vị và giúp cho trà Đàn Hương có khả năng cải thiện sức khỏe rất tốt.

100% các cây Đàn Hương được hái làm trà phải tuyệt đối an toàn, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không bị ảnh hưởng bởi môi trường và các yếu tố độc hại.

Thời điểm thu hái

Để làm trà đàn hương lưu giữ được trọn vẹn hương vị dịu nhẹ, thanh mát, tinh túy nhất, bạn nên hái lá hoặc búp trà tươi vào buổi sáng, và nên hái trước 10 giờ.

Lá Đàn Hương sẽ được hái hoàn toàn thủ công để loại bỏ hết những lá kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn. Chính từ sự tỉ mỉ, tâm huyết ngay từ những bước đầu của quy trình sản xuất đảm bảo từng lá trà đều qua khâu chọn lọc khắt khe cho ra trà lá Đàn Hương với hương vị hảo hạng.

Liên hệ ngay với chuyên viên để được hỗ trợ tư vấn

Các bước làm trà Đàn hương

Bước 1: Chọn và hái lá

Trà búp sẽ sử dụng phần ngọn gồm 1 tôm 2 lá, chính là phần non nhất trên mỗi cành Đàn hương. Trà lá sẽ sử dụng 4 - 5 lá phía dưới búp trà gồm cả lá non và lá bánh tẻ.

Lưu ý:

Khi hái, nên hái cả ngọn và lá rồi để riêng và sao riêng từng loại.

Quan sát phần thân chính, giữ lại, không hái lá và búp của ngọn chính của cây.

Bước 2: Rửa và để ráo, phơi héo lá Đàn hương

Sau khi hái lá, đem rửa sạch rồi trải đều ra rổ, mẹt, sàn để phơi gió cho héo dần

Thường phơi khoảng nửa ngày là được.

Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở khu vực quá nóng.

Nếu hái vào buổi sáng, không khí trong lành, lá Đàn hương khô ráo, sạch thì có thể tiến hành phơi luôn mà không cần rửa lại.

Bước 3: Sao trà

Sao trà được thực hiện lặp lại từ 3 – 5 lần để có được mẻ trà ngon.

Xào và vò lần 1:

Cho lá Đàn hương vào chảo, vặn lửa riu riu cho nóng dần và xào qua xào lại cho lá nóng đều (dùng tay hoặc đũa đều được, dùng tay thì dễ bị bỏng nhưng lá trà ít bị vụn và ta có thể cảm nhận được độ nóng để gia giảm nhiệt).

Khi đã xào 5 - 10 phút, thấy lá trà nóng hổi, tươm nước và hơi đổi màu, đồng thời phiến lá cũng mềm xoải ra thì ta tắt bếp, lấy ra, để nguội bớt thì vò.

Cách vò như sau: lấy một nhúm lá cho vào lòng bàn tay và dùng hai tay xoay tròn như xoay viên bột, xoay nhiều lần như vậy thì để xuống và xoay tiếp những lá còn lại.

Xào và vò lần 2:

Tiếp tục cho lá đàn hương vào chảo và xào tiếp, khi thấy lá nóng hổi đều hết thì lại lấy ra, đợi nguội bớt rồi gom lại vò thành từng cục, mỗi lần vò thì xoay tròn từ 30 – 40 vòng, vừa xoay vừa nén cho chặt lại.

Xào và vò lần 3:

Tương tự như lần xào thứ 2 nhưng lúc này lá đàn hương đã bắt đầu khô giòn, vì vậy, bạn cứ sao như thế cho đến khi nó giòn hẳn thì tắt bếp.

Trong trường hợp lần 3 nếu xào 10 phút mà lá đàn hương vẫn chưa có dấu hiệu giòn thì bạn cứ tắt bếp rồi đem xuống vò nữa, sau đó xào thêm lần thứ 4, thứ 5, để lửa riu riu.

Liên hệ ngay với chuyên viên để được hỗ trợ tư vấn

Yêu cầu thành phẩm

- Sau khi sao tất cả búp và lá đàn hương đều giòn, ngửi có mùi thơm.

- Độ xoắn của lá trà ít hay nhiều thì còn tùy vào độ khéo tay lúc vò lá và lá dùng để sao là lá ngọn hay lá bánh tẻ.


 

Lưu ý khi sao trà Đàn hương

Khi sao trà Đàn hương, cần lưu ý những yếu tố sau để đảm bảo giữ được hương vị thơm ngon tuyệt vời nhất và không làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hình thức trà:

- Không để lửa to vì sẽ có thể làm trà sẽ bị cháy khét gây đắng và mất hương vị.

- Nhiệt độ sao trà giảm dần qua các lần sao và với lần sao cuối cùng, ta cho lửa to một chút để trà thơm hơn.

- Thường thì sao 3 - 5 lần là được.

- Sau mỗi lần sao, ta vò và đợi lá trà giảm nhiệt thì mới sao tiếp (những lần cuối thấy lá trà giòn thì chỉ sao, không vò nữa để tránh vỡ nát).

- Sau khi sao trà xong, thấy lá trà nguội thì ta đổ ngay vào túi zip và hoặc túi nilon buộc kín lại.

Hương thơm nhẹ nhàng, màu vàng trong xanh nom vô cùng vui mắt. Vị trà rất lạ, không chát đắng như trà từ cây trà thông thường mà thoang thoảng vị ngọt nhẹ, thanh thanh, giữ nguyên được độ tươi man mát của lá trà. Chúng tôi vừa chia sẻ tới bạn cách làm trà Đàn hương vô cùng đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công. 

Tìm hiểu sản phẩm từ đàn hương của Tập đoàn đàn hương Việt Nam :

Nhang đàn hương

Tập đoàn đàn hương

 

Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).

Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 150 150

Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong

Được đăng vào

Bài viết liên quan

Viết bình luận