Nếu lựa chọn một giống cây để trồng, bạn sẽ quan tâm đến giá trị kinh tế của nó ở hiện tại hay tiềm năng kinh tế trong tương lai?
Vâng, có lẽ bạn còn phân vân hoặc cũng có thể bạn đã có đáp án của riêng mình. Vậy, bạn nghĩ gì về Đàn hương - giống cây lâm nghiệp đang được trồng thử nghiệm ở nước ta?
Cây Đàn hương dùng để làm gì?
Đàn hương là loài cây đa công dụng nhưng nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ, chưa biết trồng nó để làm gì, thu hoạch bộ phận nào và sau đó được ứng dụng ra sao.
Vâng, đây là giống cây mới được trồng từ năm 2014! Vậy nên, lứa cây đầu tiên vẫn chưa thu hoạch nhưng hiện tại thì đã bắt đầu hình thành lõi (thời gian thu hoạch bình quân của lõi đàn hương là từ 12 - 15 năm).
Bạn biết không, Đàn hương khác với trầm hương ở chỗ hương trầm thì hướng nội còn hương Đàn hương thì hướng ngoại, khuếch tán ra bên ngoài.
Ảnh: Nhang nụ Đàn hương
Thế nhưng, điểm khác biệt lớn nhất của chúng chính là nguồn gốc tạo thành. Nói một cách dễ hiểu, đó là khi bạn trồng cây Đàn hương đúng quy chuẩn thì sau 3 năm cây sẽ bắt đầu hình thành lõi (tâm). Phần lõi này chứa nhiều tinh dầu, có màu đậm hơn lớp gỗ dác bên ngoài và cũng là bộ phận có giá trị nhất trên cây Đàn hương (đốt lên có hương thơm rất ngọt và đặc biệt).
Còn trầm hương thì thế nào nhỉ? Thực sự thì không có cây trầm hương mà chỉ có cây gió bầu. Khi cây này bị thương, nó mới tiết ra chất mủ đặc biệt để làm lành vết thương và theo thời gian thì chỗ ấy sẽ tạo thành trầm hương. Tuy nhiên, khi trồng trầm hương thì có một rủi ro là cây không thể tự tạo trầm mà phải có tác nhân tác động (hoặc người trồng phải thuê chuyên gia cấy trầm mới mong thu được lợi nhuận như mong muốn). Ngược lại, với Đàn hương thì nếu bạn trồng đúng giống, đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt thì cây sẽ tạo lõi (lõi này dùng để chế tác trực tiếp hoặc chiết lấy tinh dầu).
Trong thời gian qua, lõi Đàn hương đã được dùng với nhiều công dụng như:
1. Chế tác các sản phẩm văn hóa, gia dụng (như con dấu gỗ, quạt gỗ, lược, nến...); các sản phẩm văn hóa - tâm linh (như chuỗi hạt, tượng Phật, quyền trượng, nhang...).
Đặc biệt, nhang đàn hương là loại nhang được Lão pháp sư Tịnh Không xếp vào loại "chính khí" (để phân biệt với các loại nhang dùng hương tổng hợp - hương thơm hấp dẫn nhưng lại là "tà khí"
2. Chiết xuất tinh dầu ứng dụng trong ngành dược liệu và hương liệu. Bạn biết đấy, trong 10 dòng nước hoa nổi tiếng trên thế giới thì đã có 8 dòng dùng tinh dầu đàn hương để
định hương và sẽ rất thiếu sót nếu không kể đến các dòng nước hoa cao cấp, đắt đỏ có
hương đàn hương như: Chanel No. 5, Diptyque – Tam Dao, Eau de Toilette, Byredo Parfums – Blanche, Eau de Parfum...
3. Sản xuất mỹ phẩm (bột, tinh dầu trị liệu, kem dưỡng da...). Đặc biệt, bột Đàn hương với hoạt tính kháng khuẩn, giúp giảm mụn, thâm, nám và làm trắng da chính là một trong những bí quyết tạo nên vẻ đẹp rạng ngời của phụ nữ Ấn Độ.
Ảnh: Bột gỗ Đàn hương
Cũng cần nói thêm rằng, ngoài lõi cây thì chúng ta còn có thể thu hoạch thêm búp lá Đàn hương để làm trà (hoặc ăn như rau xanh: nấu canh, xào mì...) và hạt Đàn hương để ép dầu hạt (dùng trực tiếp hoặc mix với các loại dầu khác).
Như vậy, với cây Đàn hương thì các bộ phận như rễ, thân, lá và hạt đều có giá trị. Bạn biết đấy, ở Việt Nam, những giống cây trồng mà các bộ phận của nó đều dùng được thì chỉ đếm trên đầu ngón tay!
Ảnh: Làm trà Đàn hương
Đến đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc vấn đề đặt ra ở đầu bài, rằng tương lai của cây Đàn hương sẽ ra sao? Vâng, mình sẽ không kể lại những câu chuyện cổ ở đây dù rằng lịch sử sử dụng Đàn hương trong tôn giáo và đời sống thượng lưu thời phong kiến cũng rất phong phú.
Đàn hương, từ các công thức sáng chế đến tiềm năng kinh tế
Vâng, bạn vừa đọc qua điều mà mình tâm đắc. Tính đến nay, có ít nhất 2 bằng sáng chế về lĩnh vực thẩm mỹ mà công thức của nó đều có thành phần Đàn hương. Đó là nghiên cứu của các nhà sáng chế: Từ Tinh Hà (người Trung Quốc, sáng chế về mặt nạ làm trắng da từ thảo dược cổ truyền) và Lý Tiến (người Trung Quốc, sáng chế về mặt nạ thảo dược làm đẹp chống lão hóa). Trong đó, Đàn hương được kết hợp cùng nhiều dược liệu cổ truyền khác như bạch liễm, bạch phục linh, bạch truật, bạch cương tàm, bạch chỉ, mật ong, hạnh nhân, trân châu phấn...
Bên cạnh đó, các tư liệu nghiên cứu đã công bố cho phép chúng ta mạnh dạn khẳng định rằng: trong thời gian tới, xét về lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm thì đàn hương có tiềm năng ứng dụng rất lớn khi các nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt hoạt tính quý giá của tinh dầu đàn hương (với thành phần chính là α-santalol).
1. Xét về giá trị thẩm mỹ - trị liệu, tinh dầu Đàn hương có nhiều hoạt tính, từ chống rụng tóc cho đến cải thiện các vấn đề về da như mụn trứng cá, mụn rộp, bệnh vẩy nến, bệnh chàm... Trên thực tế, các nhà sản xuất đã ứng dụng và cho ra đời nhiều sản phẩm thẩm mỹ có thành phần đàn hương như dầu gội, xà phòng, gel dưỡng tóc, kem dưỡng thể, chất khử mùi...
2. Xét về giá trị y học, tinh dầu Đàn hương có nhiều hoạt tính nổi trội như an thần, kháng viêm, chống tăng đường huyết... và đặc biệt là chống ung thư (như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bạch cầu...).
3. Trong hương trị liệu pháp, tinh dầu đàn hương có hiệu quả nhất định đối với stress và mất ngủ.
4. Đối với lĩnh vực sinh học, tinh dầu đàn hương còn được biết đến với công dụng xua đuổi loài nhện đỏ hai chấm.
Và nhiều hướng ứng dụng khác nữa...
Bạn thấy đấy, hầu như mọi ngõ ngách trong đời sống đều được thử nghiệm với Đàn hương. Nếu bạn là một nhà kiến trúc hay nhà điêu khắc; hẳn bạn còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm từ Đàn hương nữa.
Vấn đề đặt ra ở đây và bây giờ chính là: Nguồn gỗ nguyên liệu chất lượng với giá cả phù hợp sẽ lấy từ đâu?
Theo bạn, trung bình 15 năm để thu hoạch đàn hương liệu có xứng đáng với những công dụng mà nó mang lại?
Được biết, với cây dược liệu và cây lấy gỗ thì đa phần, thời gian trồng càng lâu dược tính tích tụ càng cao, chất gỗ lại càng quý. So với các loại cây lấy gỗ khác như gù hương, mộc hương, giáng hương, gỗ gụ, gỗ mun... thì cây đàn hương có nhiều ưu việt hơn vì lá và quả của nó đều có thể sử dụng. So với các loại cây ăn quả có giá trị như sầu riêng, bơ, mít ruột đỏ, bưởi da xanh... thì cây Đàn hương vẫn có giá trị thương mại cao hơn. Và nếu so với các loại cây lâm nghiệp khác như tràm, bạch đàn... mà người dân ta đã trồng rất nhiều trong thời gian qua thì rõ ràng, giá trị của cây đàn hương đã vượt quá xa.
"Tấc đất, tấc vàng". Tận dụng đất để trồng những loại cây mang lại giá trị thương mại cao là cách để chúng ta thoát nghèo, đồng thời cũng để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, mang lại danh tiếng cho nông nghiệp Việt Nam.
Ảnh: Cây Đàn hương 3 năm tuổi
Vì vậy, nếu bạn có ý định trồng Đàn hương thì hãy tìm hiểu thật kỹ về nguồn giống chuẩn, cách chăm sóc cũng như kỹ thuật trồng. Đây là loài cây dễ trồng, có sức sống mạnh mẽ nhưng cũng cần có cây ký chủ phù hợp. Ở nước ta, Viện Đàn hương là cơ quan khai sinh cho cây đàn hương và cũng là đơn vị cung cấp giống cây trồng đạt chuẩn.
Cuối cùng, bạn hãy cân nhắc thật kỹ về tài chính cũng như khả năng và thời gian chăm sóc cây. Bạn không cần đầu tư tất cả vào Đàn hương mà chỉ cần đầu tư vừa đủ để chăm sóc hiệu quả thì cây sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận xứng đáng!
Trồng Đàn hương, không cần số lượng mà cần chất lượng, không cần quy mô lớn mà cần sự kiên trì, và kiên trì từ 12 đến 15 năm! Bạn đã suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng chưa? Bạn đã quyết định "lập sổ tiết kiệm" - "bỏ ống heo" vào 10 cây đàn hương, hay ít hơn, hay nhiều hơn?
Theo: Tân Di
Bình luận
Vi Thị Thảo Quyên
Viết bình luận